Cùng sự kiện
-
World Cup 2018: “Cậu bé vàng” Maradona và những hành động khác người
-
World Cup 2018: Nhật Bản đi tiếp nhờ theo cách ít ai ngờ
-
Thua Ba Lan, Nhật Bản vẫn đi tiếp nhờ chỉ số phụ kỳ diều
Trong suốt 16 năm, Virtual Replays, nền tảng video dựa trên công nghệ 3D đã hỗ trợ các huấn luyện viên, chuyên gia bóng đá có góc nhìn đa chiều hơn về một trận đấu.
Năm 2002 – Những bước đầu tiên: Đây là giai đoạn công nghệ 3D bắt đầu phát triển. Đội ngũ SportFlashback đã bắt tay thực hiện ý tưởng về ứng dụng giúp phát lại các trận đấu dựa trên nền tảng Java. Ban đầu họ tạo ra video về các giải đua xe công thức 1 với định dạng VRML. Các vòng đua được mô tả với hình ảnh động 3D cho phép người dùng theo dõi 20 góc máy và tốc độ quay khác nhau.
Công nghệ 3D năm 2002
Năm 2004 – Ra đời ứng dụng Ritual Replay trên nền tảng web: EURO 2004 là giải bóng đá đầu tiên được mô phỏng dưới dạng video giả lập 3D. Khách hàng đầu tiên sử dụng những video này là đài BBC Sport. Sau đó, hình thức này được nhân rộng cho các đài truyền hình khác trên thế giới.
EURO 2004 là giải bóng đá đầu tiên được mô phỏng dưới dạng video giả lập 3D.
Năm 2005 – Ghi nhận các thông số kỹ thuật: Một năm sau thành công của giải bóng đá EURO, SportFlashback mở rộng sang phát triển bộ môn bóng bầu dục, điền kinh. Ngoài các camera ảo cung cấp những góc nhìn truyền thống, SportFlashback còn bổ sung thêm một camera “bay” xung quanh chủ thể. Trong giai đoạn này, video 3D do công ty tạo ra có thể minh họa các động tác kỹ thuật cá nhân của từng vận động viên như nhảy cao, vượt rào, phóng lao…
Video 3D minh họa các động tác kỹ thuật cá nhân trong môn điền kinh.
Năm 2006 – Tăng cường tương tác: Cũng trong năm 2006, SportFlashback đã phát triển ứng dụng tích hợp một bảng điều khiển để người xem có thể tùy chỉnh khung hình, cho phép tạm dừng, chèn văn bản và động tác cụ thể giúp huấn luyện viên sử dụng trong các bài tập luyện. Bên cạnh đó, SportFlashback còn phát triển Webcast, phương thức trình chiếu trực tiếp trận đấu bằng mô hình 3D trên web. Ứng dụng này được sử dụng cho nhiều kênh truyền hình như SIC và trang Cricinfo.
Công nghệ 3D giúp tăng cường tương tác
Năm 2007 – Cải thiện đồ họa: SportFlashback áp dụng công nghệ 3D GESA, cung cấp các phương tiện trực quan, dễ dàng tương tác hơn với người dùng. Bên cạnh đó, ứng dụng còn cải thiện các hiệu ứng như đổ bóng, ánh sáng, hình khối, chất liệu… Các ứng dụng dựa trên 3D GESA cũng ngốn ít bộ nhớ nên nhẹ và dễ dùng hơn.
Đồ họa 3D vào năm 2007
Năm 2008 – Thay đổi giao diện: Giải EURO 2008 đó chào giao diện mới của ứng dụng Virtual Replay. Bản nâng cấp này bổ sung thêm các mô hình 3D, địa điểm thi đấu và các chuyển động mới. Ngoài ra, nó cũng cập nhật các mô hình cầu thủ mới, số và màu áo được in lớn giúp nhận diện đội bóng tốt hơn.
3D giúp tăng nhận diện đội bóng.
Năm 2009 – Video nhẹ hơn cho thiết bị di động: SportFlashback bắt đầu sản xuất các video cho thiết bị di động. Các đoạn phim 3D được tạo ra với tốc độ cao hơn. Ngay sau khi có bàn thắng, lập tức có video và cho phép tải về thiết bị.
Ngay sau khi có bàn thắng, lập tức có video và cho phép tải về thiết bị.
Bên cạnh đó hướng di chuyển, vị trí của các cầu thủ và cả vệt bóng đều được mô tả chi tiết bằng công nghệ 3D. Sau 5 năm phát triển, ứng dụng này đã tăng tốc độ xử lý lên gấp 4 lần giúp người hâm mộ theo dõi dễ dàng hơn.
Ngoài cầu thủ trên sân, SportFlashback cũng đầu tư hình ảnh 3D cho các cổ động viên phía trên khán đài, các khu vực an ninh, ghế huấn luyện viên… Các vận động viên cũng được bổ sung các yếu tố hình ảnh khác như màu da, kiểu tóc.
Năm 2010 – Trình chiếu thời gian thực: Trước năm 2010, webcast thời gian thực của môn bóng đá chỉ hiển thị các tình huống chính như cú sút, phạm lỗi, thay người, đá phạt… Nhưng đến 2010, công nghệ này đã cho phép người hâm mộ trải nghiệm toàn bộ trận đấu dưới góc nhìn 3D trong thời gian thực. Ngoài ra SportFlashback bổ sung thêm môn bóng rổ với nhiều góc máy đẹp mắt. Bên cạnh đó ứng dụng này còn cung cấp các động tác kỹ thuật, mô tả chính xác hơn chuyển động của vận động viên.
Công nghệ cho phép người hâm mộ trải nghiệm toàn bộ trận đấu dưới góc nhìn 3D
Năm 2011 – Mô tả chuyển động môn đua ngựa: SportFlashback bổ sung môn đua ngựa vào nền tảng của mình. Ngoài giả lập 3D người, ứng dụng này còn có thể tái tạo hình ảnh những cú phi nước đại, vượt chướng ngại vật của con ngựa một cách chân thật.
3D mô tả môn đua ngựa
Năm 2012 – Giảm dung lượng: Việc phát triển nhanh chóng các thiết bị di động khiến SportFlashback phải giảm dung lượng video của họ càng thấp càng tốt nhưng phải đảm bảo chất lượng. Vì vậy họ đã áp dụng công nghệ mới cho giải EURO 2012 giúp người hâm mộ có thể xem tất cả các trận từ vòng loại đến chung kết trên di động.
Euro 2012
Năm 2016 – Ứng dụng Android đầu tiên ra đời: Với đà phát triển về cấu hình của những thiết bị di động, SportFlashback đã bắt đầu tạo ra ứng dụng đầu tiên trên hệ điều hành Android cho phép người dùng tương tác với các video 3D dễ dàng hơn.
Chỉ với thao tác vuốt, chạm, người xem có thể theo dõi trận đấu từ rất nhiều góc máy. Bên cạnh đó, nền tảng này còn thêm hiệu ứng slowmotion, hiển thị tốc độ, khoảng cách của một cú sút giúp người dùng dễ dàng quan sát hơn.
Năm 2017 – Trải nghiệm góc nhìn 360 độ: Đây là lần đầu tiên người hâm mộ có thể nhìn mọi thứ xung quanh một trận đấu. Tuy nhiên, Sportflashback chỉ cung cấp định dạng video 360 độ cho các tình huống xảy ra trên sân chứ không ghi lại toàn bộ trận đấu.
Trải nghiệm góc nhìn 360 độ
Năm 2018 – Chào đón World Cup 2018: Sportflashback luôn đồng hành cũng các giải thể thao uy tín trên thế giới. Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup năm 2018 tổ chức tại Nga cũng không là ngoại lệ.
Người hâm mộ có thể theo dõi các trận đấu phát lại dưới dạng 3D trên web, ứng dụng di động và trên truyền hình.
Nền tảng 3D tái hiện các trận đấu thể thao SportFlashback cung cấp trải nghiệm mới cho người hâm mộ khi có thể theo dõi và tương tác với các trận đấu thể thao dạng mô hình 3D.
Theo Zing