Có rất nhiều người luôn nghĩ rằng bệnh đau dạ dày là căn bệnh chỉ dành cho người lớn mà trẻ nhỏ không bao giờ mắc phải. Nhưng thực tế ngày nay có rất nhiều trẻ bị đau dạ dày và tình trạng này ngày một gia tăng và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em:
– Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ
– Nôn: Triệu chứng này rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao và có thể xuất huyết tiêu hóa.
– Trẻ bị đau dạ dày sẽ bị thiếu máu. Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.
– Ngoài những triệu chứng trên, ở trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện như bỗng dưng biếng ăn, ăn không ngon, ợ chua, biểu hiện viêm ruột thừa khiến bé đau đớn trong một khu vực dạ dày.
Để có thể xử trí đúng cách với chứng đau dạ dày ở trẻ em, trước tiên bạn cần xem xét đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày của trẻ: Do vi khuẩn, do stress hay do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp? Sau đó, tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sỹ để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống, học tập, nghỉ ngơi cho bé.
Một số cách giảm đau dạ dày cho trẻ tại nhà
– Cho bé uống nước gừng và mật ong: Với phương pháp này sẽ giúp giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho hoặc cơ đau do bệnh dạ dày gây ra. Lưu ý bạn không nên sử dụng gừng cho trẻ dưới 2 tuổi.
– Bắt trẻ uống nhiều nước bởi việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ.
– Xoa bóp, massage bụng nhẹ nhàng bằng dầu ấm hoặc dầu oliu để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau
– Chườm ấm hoặc tắm nước ấm giúp trẻ dễ chịu hơn.
Với những cơn đau nghiêm trọng và các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nên kết hợp chặt chẽ giữa việc điều trị dưới chỉ định của bác sĩ và các phương pháp trên. Điều quan trọng là cần phải đề phòng cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.