Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất hiện nay là nội soi thực quản dạ dày tá tràng để xác định rõ các tổn thương, các ổ loét, nội soi tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Từ đó, bệnh nhân bị đau dạ dày được lắng nghe các ý kiến của chuyên gia cũng như phần nào tự đúc rút được kinh nghiệm để đưa ra một số biện pháp phòng ngừa.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày
- Ăn uống hợp vệ sinh, ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn Hp
- Nên ăn theo định lượng về cả thời gian và khẩu phần ăn. Người có vấn đề về tiêu hóa nên thiết lập và tuân thủ khẩu phần ăn. Việc ăn quá nhanh hoặc quá chậm cũng gây áp lực cho hệ tiêu hóa và gây đau dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ trong dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị: Người bị bệnh đau dạ dày nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng. Không ăn đồ ăn có chứa acid mạnh hay chứa cafein như trà, cà phê.
- Nên tránh một số loại rau củ gây đầy bụng như súp lơ
- Không tập thể dục sau khi ăn. Nên nghỉ ngơi sau khi ăn
- Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Thư giãn, giảm áp lực căng thẳng
Các cách điều trị đau dạ dày
Người bệnh khi có các triệu chứng đau dạ dày không nên tự ý mua thuốc. Nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Một số thuốc điều trị thường dùng metronidazol, tinidazol,…
Chữa đau dạ dày bằng Đông y: dựa trên nguyên tắc giáng khí, thuận khí, hoạt huyết để lập lại cân bằng âm dương. Đồng thời phải an thần bằng, để phục hồi chức năng tiêu hóa của dạ dày, giảm ứ trệ trong dạ dày, tăng cường khả năng chịu đựng của hệ thần kinh trước các căng thẳng tâm lý, từ đó các triệu chứng khó chịu của dạ dày được cải thiện.