Đối với những người bị đau dạ dày thì chế độ ăn là vô cùng quan trọng đặc biệt là trẻ nhỏ, nó có vai trò trong việc điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân rất tốt.
Trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì?
Thường thì bệnh dạ dày thường gặp ở những đứa trẻ lớn. Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em chủ yếu là: đau bụng, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, những cơn đau liên quan đến bữa ăn, nôn, buồn nôn, ợ chua, chán ăn và nặng thì có thể là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết với những trẻ bị đau dạ dày, chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm mục đích:
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Giảm tiết acid dịch vị
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
- Giảm sức ép đến dạ dày
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà trẻ bị đau dạ dày nên ăn để có thể đảm bảo được yêu cầu vừa có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, vừa có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị và giảm sức ép đến dạ dày.
Thức ăn giảm tiết acid dịch vị
Acid dạ dày là chất xúc tác quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hoá thức ăn trong dạ dày thế nhưng nếu lượng acid tích tụ quá nhiều trong dạ dày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và đặc biệt là gây đau dạ dày. Chính vì thế cần có biện pháp làm ổn định lượng axit dạ dày, tránh dư acid dạ dày. Vì vậy, bạn có thể cho con ăn một số loại thức ăn sau để giảm tiết acid dịch vị:
Các loại thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị axit bao gồm: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu vừng, dầu đậu nành, dầu hạt cải)…
Thức ăn trung hòa acid dịch vị: trứng, sữa… có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Bạn nên cho bé uống sữa nóng còn trứng nên chế biến dạng hấp hoặc nấu cháo. Mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn khoảng 2 – 3 lần.
Thức ăn giảm sức ép đến dạ dày
Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, phòng chống bệnh táo bón làm giảm sức ép đến dạ dày. Vì vậy trong thực đơn ăn uống mỗi ngày bạn cần cho bé ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi những thực phẩm giàu chất xơ sẽ rất tốt cho dạ dày.
Rau củ tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng Vitamin A, B, C còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành chỗ loét. Các loại rau củ non, đặc biệt họ cải (Cải bắp, củ cải, rau cải) có chứa vitaminU giúp chóng liền các vết thương đường tiêu hóa.
Lưu ý: Khi chế biến thức ăn thì bạn nên sử dụng cách hấp luộc, nấu chín, hầm nhừ hoặc là xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và thức ăn được vận chuyển nhanh hơn qua dạ dày.
Ngoài ra, những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan còn có tác dụng giúp ngăn ngừa và phòng tránh đau dạ dày cho trẻ hiệu quả đến 60%. Một số loại thực phẩn giàu chất xơ hòa tan mẹ nên bổ sung thường xuyên trong thực đơn của bé như: mận, lê, táo, yến mạch, họ nhà đậu, lúa mạch…
Mẹ cần chú ý xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không để tránh không cho bé ăn không nó sẽ làm bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn.
Để giảm sức ép cho dạ dày bạn cần chú ý một số vấn đề khi cho bé ăn như sau:
- Giảm số lượng thức ăn trong một bữa và tăng số lượng bữa ăn trong ngày cho bé để giảm sức ép chức năng cho dạ dày.
- Cho bé ăn điều độ, đúng giờ không cho bé ăn quá no cũng không để bé quá đói
- Không cho bé ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm cho dạ dày co bóp mạnh
- Không cho bé ăn đồ ăn nhiều gia vị, nhiều chất bảo quản, đồ quay, rán, chiên nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Các loại thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, các loại khoai ninh nhừ. Những thức ăn này mềm vừa giúp bé dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm nên có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể bé
Các thực phẩm giàu đạm như : Thịt nạc, cá nạc. nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu
Tôm, cá không chỉ giàu Protein rất tốt cho bé mà chúng còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm cần thiết cho cơ thể con người và kẽm là chất quan trọng để làm lành vết loét.
Ngoài ra, trẻ bị đau dạ dày nên uống các loại thức uống như: nước lọc, nước khoáng hoặc là nước chè loãng…
Bên cạnh việc quan tâm đến những thực phẩm tốt cho trẻ đau dạ dày bạn cũng cần phải lưu ý một số loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày:
- Thực phẩm có độ axit cao, đồ chua: Các loại dưa muối, cà muối, chanh, giấm, mẻ, tương ớt… Sữa chua khá tốt cho hệ tiêu hóa nhưng bạn không nên cho bé ăn quá nhiều và đặc biệt là không ăn vào lúc đói.
- Kiêng uống các đồ uống có vị chua: nước chanh, nước mơ, nước dứa… những loại đồ uống này có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành.
- Đồ uống có cồn, đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cafe, thuốc lá… sẽ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày làm cho bệnh càng nặng thêm, làm hư hại niêm mạc dạ dày.
- Các loại nước có gas sẽ gây chướng bụng, đầy hơi nếu như trẻ bị loét nặng có thể dẫn đến bục dạ dày
- Các thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại dưa cà muối, hành…
- Tránh các loại gia vị: ớt, tỏi, tiêu,… gây kích thích niêm mạc dạ dày
- Không ăn các loại thức ăn nguội chế biến sẵn như: giăm bông, lạp xưởng, xúc xích
- Hạn chế đồ chiên xào, rán, nướng, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày
- Tránh những loại thức ăn cứng, dai, gây cọ xát niêm mạc dạ dày như: thịt nhiều gân, sụn, rau già, rau cần, rau hẹ, măng… nó sẽ làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây khó lành vết loét và thậm chí còn làm vết loét nặng hơn.
- Không cho trẻ ăn những loại thức ăn sống (nem chua, gỏi…), tránh những đồ ăn lạnh, mất vệ sinh…