Các bà mẹ hiện đại đều không xa lạ với việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Việc vắt sữa, trữ sữa giúp mẹ chủ động hơn khi chăm sóc con. Dù mẹ có bận làm việc hay đi công tác, bé vẫn luôn có sẵn một lượng sữa thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Nhiều mẹ chọn cách vắt sữa cho con ngay sau khi sinh, một số mẹ khác lại bắt đầu việc này sau 6 tháng thai sản, khi quay trở lại với công việc. Việc hút và trữ sữa mẹ trong tủ lạnh cho con uống đã trở nên vô cùng quen thuộc và được nhiều mẹ áp dụng để cung cấp nguồn sữa mẹ quý giá cho con. Nắm được những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ giúp mẹ giữ nguyên dinh dưỡng và kháng thể trong sữa trữ đông cho con.
Thời gian trữ đông tùy vào loại tủ lạnh
Hầu hết các mẹ hiện nay đều biết, nếu vắt và bảo quản, trữ đông sữa mẹ đúng cách, sữa mẹ vẫn đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng, kháng thể phù hợp với con hơn tất cả các sữa công thức khác. Tuy nhiên, việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được lâu hay mau sẽ phụ thuộc lớn vào loại tủ lạnh mà nhà bạn sử dụng.
Cụ thể, sữa mẹ đã hút/ vắt nhưng chưa dùng ngay sẽ mau chóng bị hư hỏng khi nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng thấp, sữa mẹ càng được bảo quản lâu.
- Trong nhiệt độ phòng >29 độ để sữa được tối đa 1 giờ
- Nhiệt độ phòng máy lạnh <26 độ để sữa tối đa 6 giờ
- Nếu dùng túi đá khô để vận chuyển sữa tối đa 24 giờ
- Cất sữa trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 48 giờ
- Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa tối đa 2 tuần
- Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) được tối đa 3 tháng
- Dùng tủ đông chuyên dụng (tủ lạnh dành riêng để trữ đông thức ăn) để trữ sữa mẹ sẽ được tối đa 6 tháng.
Sản phẩm liên quan: Bình sữa cho trẻ sơ sinh
Những lưu ý khi dùng sữa mẹ trữ đông
- Không trữ đông phần sữa mẹ vắt ra mà bé bú dư. Trong lúc bé bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa và gây hư sữa.
- Để tiết kiệm túi trữ sữa, mẹ có thể vắt sữa, cất vào túi và để ở ngăn mát. Đến cữ vắt tiếp theo mẹ đổ thêm vào cho đầy túi rồi cất lên tủ đông.
- Không hoà chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông cho bé bú
- Dùng bình trữ sữa, hoặc túi trữ sữa, dùng băng keo giấy, hoặc bút lông dầu để ghi ngày, tháng vắt sữa lên túi, tiện cho việc theo dõi thời gian dùng sữa sau này.
- Nên dùng túi trữ sữa chuyên dụng có khoá zip hoặc loại bình trữ sữa có bán tại các shop mẹ và bé. Không nên đựng trong bịch nilon, chai nước suối chưa qua tiệt trùng.
Cách rã đông sữa mẹ “chuẩn”
- Nếu sữa cất ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần lấy ra ngoài để cho bớt lạnh hoặc ngâm cả bình sữa vào ly nước ấm rồi cho bé bú
- Sữa lấy từ tủ lạnh ngăn đá ra nên cho vào ngăn mát để tan dần. Sữa tan hết thì cho ra ngoài một lúc sau đó hâm sữa cho nóng khoảng 40 độ C là có thể cho bé bú. Nếu không có máy hâm sữa, mẹ cũng có thể cho bé bú sữa nguội hoặc ngâm bình sữa vào vào ly nước nóng cho hơi ấm.
- Tuyệt đối không làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ hình thức nào. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm sữa bị mất các hàm lượng dinh dưỡng và chết kháng thể.
- Sữa đã cho ra môi trường bên ngoài thì không để quá 24h. Nếu bé bú không hết mẹ cũng nên đổ đi không dùng lại.
Cách bảo quản sữa hút ra dùng trong ngày
Sau khi hút, mẹ cho sữa vào bình rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Tùy theo bé uống bao nhiêu ml/lần, mẹ sẽ để lượng vừa đủ. Phần sữa không hết nên cho bé bú lại trong vòng 1-2 tiếng. Nếu vẫn thừa, mẹ phải bỏ đi, không nên tiếp tục cất đông lạnh.
Cách làm ấm sữa
Sữa để trong ngăn mát, đến giờ bú, mẹ cho vào máy hâm hoặc ngâm nước ấm 40 độ C. Tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc nước sôi, vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng của sữa. Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm, mẹ nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn.
Nếu các bạn đang tìm một trang web bán các mặt hàng uy tín, chất lượng cho mọi mặt hàng ngoài ra còn kèm theo các mã giảm giá siêu hấp dẫn thì xin mời các bạn đến với Bloggiamgia.vn để có thể tìm hiểu nhiều điều hấp dẫn ở đây nhé.