Theo nhiều chủ đầu tư, thị trường địa ốc Tp.HCM và Hà Nội đã hết quỹ đất cũng như dư địa để phát triển nên nhà đầu tư dịch chuyển về vùng ven. Trong năm 2020, dòng tiền của người dân được dự báo sẽ rót vào phân khúc đất nền các tỉnh lân cận thành phố lớn khi quỹ đất khu vực trung tâm ngày càng khan hiếm.
Doanh nghiệp “giẫm chân nhau” săn quỹ đất đẹp
Theo đại diện Địa Ốc Tiến An cho hay, năm 2019 xu hướng đổ về các khu vực vùng ven của nhà đầu tư đã bắt đầu tăng tốc và thực sự bùng nổ trong năm 2020, dự báo sẽ trở nên khốc liệt hơn trong năm nay. Trong bối cảnh quỹ đất phát triển dự án tại Hà Nội và Tp.HCM ngày càng hạn hẹp và tăng giá, xu hướng này là lựa chọn tất yếu.
Theo Chủ tịch GP.Invest, ông Nguyễn Quốc Hiệp, doanh nghiệp sẽ tập trung làm dự án KĐTM Tây Nam Việt Trì (Phú Thọ) quy mô 58,5 ha trong năm 2019. Dự án gồm hệ thống nhà ở cao tầng, biệt thự liền kề cùng những công trình phụ trợ khác. Ông Hiệp cho hay, công ty đã có nhiều dự án thành công tại Hà Nội nhưng nay quỹ đất nội thành không còn nhiều trong khi phải mất thủ tục từ 3-4 năm mới ra được dự án mới dẫn đến sự cản trở phát triển. Vì thế, lãnh đạo doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường nhà đất các tỉnh.
Chuyên gia bất động sản Công Ty Tiến An nhận định, năm 2020 sẽ là năm bất động sản các tỉnh bùng nổ, cả ở những thị trường trước đây chưa được khai phá. Đáng chú ý, việc săn lùng quỹ đất khu vực vùng ven khá khó khăn nên doanh nghiệp buộc phải “giẫm chân nhau” săn quỹ đất đẹp.
Việc tìm kiếm nguồn vốn phát triển dự án của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp của yếu tố quỹ đất. Huy động vốn qua sàn chứng khoán là xu hướng huy động dòng vốn chủ chốt, ổn định nhất, có thể thay thế cho vốn ngân hàng hiện nay. Thế nhưng, doanh nghiệp phải chứng thực được năng lực qua lượng quỹ đất, hoạt động của các dự án nếu muốn huy động vốn qua kênh này.
Theo ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch HĐQT của Kosy, phân khúc đất nền hiện còn dự địa rất lớn, nhất là ở các tỉnh lẻ. Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp đã chuyển dịch sang săn tìm quỹ đất các tỉnh lân cận khi giá đất tại Hà Nội tăng cao. Một số địa phương có hạ tầng tương đối tốt, nhiều khu công nghiệp là điều kiện thuận lợi thúc đẩy thị trường địa ốc địa phương phát triển.
Chú ý, cẩn thận với các giao dịch giá chênh lệch bất thường
Vừa đây, tại cuộc họp về thị trường địa ốc quý IV/2018, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, thị trường nhà đất các tỉnh giáp ranh Tp.HCM và Hà Nội hiện đang phát triển khá tốt và chủ yếu tập trung ở phân khúc đất nền.
Các chủ đầu tư dự án bất động sản vùng ven như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên đã tạo sóng đầu năm 2019 với những khoản chênh lớn. Giám đốc một sàn giao dịch nhà đất tại Hà Nội cho hay, so với 2 năm trước, giá đất nền các tỉnh lân cận Thủ đô tăng giá đáng kể. Thế nhưng, mức độ giao dịch chưa tới mức tạo thành cơn sốt nên tình trạng sốt giá do giao dịch nhiều là không có. Vị này cho rằng, việc thu tiền ngoài cũng như tính vào phí dịch vụ thực chất là tiền chênh “đút túi”của đơn vị phân phối.
Bênh cạnh đó, theo luật sư Bùi Sinh Quyền (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), khách mua nhà nên cẩn trọng với những giao dịch có giá chênh cao bất thường. Bởi lẽ, điều này sẽ tạo nên những rủi ro như khó đòi lại tiền nếu dự án gặp khó trong quá trình triển khai hoặc nếu chủ đầu tư tìm cách lách thuế thì khi dự án bị thanh tra, người mua khó tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Giám đốc Bộ phận R&D thuộc DKRA Việt Nam nhận định, phân khúc đất nền thời gian qua có tỷ lệ đầu cơ, đầu tư lớn. Đáng chú ý, giá trị sản phẩm bị đẩy lên cao vượt giá trị thực qua mỗi lần giao dịch. Do đó, người mua hiện nay có phần e dè và cẩn trọng hơn.