Bệnh lậu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó có thai phụ và thai nhi, những đối tượng ở trong giai đoạn đặc biệt nhạy cảm. Những tác hại, ảnh hưởng của bệnh lậu vì thế cũng rất khôn lường.
Phụ nữ bị bệnh lậu nếu để lâu sẽ dẫn đến tai biến nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản cũng như hạnh phúc suốt đời. Do biểu hiện khởi đầu khá kín đáo nên số đông phụ nữ bị nhiễm lậu thường không hay biết gì, đến khám chữa muộn (khoảng 10 tuần sau khi mắc). Trong những tuần đầu, tháng đầu bị nhiễm khuẩn lậu, phụ nữ thường không thấy cảm giác khó chịu hay dấu hiệu bất thường. Sau đó, có một số biểu hiện như ngứa ngáy vùng âm môn do cổ tử cung có mủ (đặc, màu vàng hay xanh). Nếu người bệnh nhiễm kèm trùng roi thì sẽ có mủ nhiều và loãng hơn. Bệnh lậu có thể dẫn đến viêm niệu đạo khiến người nhiễm bệnh đi tiểu có cảm giác nóng bỏng, nhìn kỹ thấy đỏ ở niệu đạo.
Khi tuổi thai từ 12 tuần trở đi bánh nhau và màng nhau đã phát triển, che phủ toàn bộ bề mặt của buồng tử cung nên đã làm hạn chế sự lan tỏa của vi khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể qua hệ bạch huyết hay qua đường máu mà gây bệnh nơi khác. Nếu vi khuẩn lậu có sẵn trong niêm mạc tử cung do quá trình lây nhiễm trước khi có thai, thì viêm vòi trứng, phần phụ vẫn có thể xảy ra trong 3 tháng đầu và bệnh cảnh lâm sàng giống như người không có thai.
Chữa bệnh lậu bao lâu thì khỏi?
Trong khi mang thai, nếu bị nhiễm khuẩn lậu, vi khuẩn lậu thường gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm màng ối tác động lên thai. Nhiễm khuẩn lậu thường đi kèm với nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis và Trichomonas vaginalis, tỷ lệ nhiễm lậu và thai kỳ khoảng 0,6 – 11,9%.
Bệnh lậu là nguyên nhân dẫn tới sinh non khi mang thai với tỉ lệ chiếm 8% các ca sinh non, biểu hiện viêm màng ối, gây vỡ ối. Trẻ sinh nhẹ cân do sinh non thiếu tháng hay suy dinh dưỡng bào thai.
Trong quá trình sinh với cách sinh thường, thai phụ mắc lậu dễ lây nhiễm khuẩn lậu cho thai nhi, gây cho trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc mắt, vi khuẩn lậu từ những chất tiết ở đường sinh dục xâm nhập vào mắt của trẻ mà gây bệnh. Viêm kết mạc mắt do lậu xảy ra vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh, mắt của trẻ sung huyết, sưng mọng, kết mạc cương tụ, hai mắt sưng phù cả mi trên lẫn mi dưới có nhiều mủ màu vàng, hậu quả thường giảm thị lực và có thể dẫn đến mù mắt.
Lời khuyên: Trước khi quyết định mang thai, người mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản để đảm bảo mình không mắc bất cứ căn bệnh truyền nhiễm nào có thể lây nhiễm sang cho con, đặc biệt các bệnh xã hội. Khi không may nhiễm bệnh lậu trong thời gian mang thai thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và có phác đồ điều trị thích hợp, tránh để bệnh quá nặng mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Nguồn: http://namkhoa.net.vn/anh-huong-cua-benh-lau-toi-thai-phu-va-thai-nhi/