Đặt dụng cụ tử cung (đặt vòng tránh thai) là biện pháp tránh thai an toàn và được nhiều chị em tin dùng. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất thì chị em cần tuân thủ đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Trước khi muốn đặt dụng cụ tử cung thì cần thăm khám kỹ càng, nắm rõ những chỉ định cũng như chống chỉ định, hiểu rõ hơn về các biểu hiện, tác dụng phụ…để kịp thời khắc phục các bất thường, ngăn chặn các hậu quả xấu đối với sức khỏe sinh sản.
Những biểu hiện bình thường sau đặt dụng cụ tử cung
– Một số chị em sau khi đặt dụng cụ tử cung có thể xuất hiện tình trạng chảy máu trong mấy ngày, kèm theo triệu chứng đau bụng hay đau lưng sau khi đặt dụng cụ tử cung. Các triệu trứng này sẽ giảm dần theo thời gian và với việc sử dụng những thuốc ức chế prostaglandin.
– Trong mấy tháng đầu có thể ra máu thấm giọt giữa các lần có kinh nguyệt và có thể có kinh nhiều hơn.
Những chị em không được đặt dụng cụ tử cung
– Chị em bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, có tiền sử chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, ung thư cơ quan sinh dục.
– Những phụ nữ bị viêm màng trong tim bán cấp, viêm cầu thận, suy thận, sa van hai lá hoặc mất miễn dịch cũng không được áp dụng đặt dụng cụ tử cung.
– Ngoài ra các đối tượng nữ giới có nhiều bạn tình, tiền sử mắc bệnh viêm khung chậu, có nguy cơ mắc bệnh lậu hoặc chlamydia, chưa mang thai và sinh đẻ lần nào, có tiền sử vô sinh, kinh nguyệt nhiều và đau…đều chống chỉ định đặt dụng cụ tử cung.
Tác dụng phụ và tai biến có thể gặp phải khi đặt dụng cụ tử cung
– Đặt dụng cụ tử cung thường gây chảy máu nhỏ giọt (10-15% số người dùng), kinh nguyệt nhiều, chảy máu giữa các kỳ kinh nên thường dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.
– Một tai biến thường gặp đó là tuột dụng cụ tử cung (5-25% số người dùng trong năm đầu) chuyển vị trí trong tử cung, trở thành cố định trong nội mạc lử cung và làm thủng dạ con.
– Tai biến nghiêm trọng nhất là dụng cụ tử cung có thể đẫn đến viêm khung chậu, lúc đầu phát triển chậm và có thể tiến triển tới viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung và đôi khi áp buồng trứng – vòi trứng. Biểu hiện nhận biết là xuất hiện hội chứng tiền kinh nguyệt (phù nề, ra máu giọt), khí hư có mùi hôi, ớn lạnh, chán ǎn, đau nhiều ở bụng dưới hoặc vô sinh.
Yêu cầu khi đặt dụng cụ tử cung
– Trước khi đặt dụng cụ tử cung cần cân nhắc thận trọng và lợi ích của phương pháp này đối với người dùng.
– Sau khi đặt dụng cụ tử cung cần theo dõi cẩn thận các bất thường để kịp thời can thiệp và ngăn ngừa các tai biến gặp phải.
– Trước khi đặt vòng, người phụ nữ cần chữa lành các viêm nhiễm hoặc u tử cung.
– Đặt dụng cụ tử cung chỉ nên thực hiện sau khi sạch kinh 2-3 ngày hoặc sáu tuần sau khi đẻ.
– Khi vừa mới đặt dụng cụ tử cung thì cần kiêng quan hệ tình dục trong hai tuần, tránh ngâm mình xuống nước, vệ sinh vùng kín an toàn sạch sẽ.
– Việc đặt và tháo dụng cụ tử cung cần được tiến hành bởi nhân viên y tế được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ.
Đặt dụng cụ tử cung là biện pháp kế hoạch hóa gia đình được sử dụng phổ biến, giúp chị em phòng tránh mang thai ngoài ý muốn hiệu quả. Chị em cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về biện pháp này để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Nếu chị em còn có những vấn đề thắc mắc liên quan đến kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản khác…vui lòng liên hệ đến Phòng khám đa khoa Thiện Hòa để được các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tư vấn và điều trị tốt nhất.
Nguồn: https://phathai.org/ke-hoach-hoa-gia-dinh/579-nhung-chi-em-khong-duoc-dat-dung-cu-tu-cung.html