Trong khi biện pháp xử lý chất thải với mục đích làm phân bón cho cây trồng tuy khả quan nhưng lại tốn chi phí xử lý, chi phí vận chuyển, không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Biện pháp bể biogas HDPE tại Việt Hàn lại khác, nó hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế và hiệu quả sử dụng.
Tìm hiểu về khí Biogas
Biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí methane (CH4) và một số khí khác phát sinh từ sự phân huỷ các vật chất hữu cơ là khí sinh học ngày càng được phát triển rộng rãi. Từ quy mô sản xuất nhỏ, vài mét khối, đã mở rộng sang quy mô sản xuất lớn vài nghìn đến vài chục nghìn mét khối. Từ lĩnh vực chăn nuôi sang lĩnh vực công nghiệp, khu vực nông thôn sang khu vực thành thị.
Ứng dụng của hầm Biogas phủ bạt nhựa HDPE trong đời sống
Hiệu quả về kinh tế
Khí sinh học sản xuất từ hầm biogas bao gồm 2/3 khí metan, thành phần chính của gas vì thế biogas trở thành nguồn năng lượng hữu ích và bể biogas là nguồn kinh tế chính cho đời sống hằng ngày.
Trong tương lai công nghệ Biogas sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính nhằm giải quyết chất đốt sinh hoạt cho vùng nông thôn, thay thế các loại nhiên liệu khác như củi, trấu, than,…ngoài ra còn có thể sử dụng khí sinh học cho các mục đích khác như: phát điện, lò sấy, đèn thắp sáng, hệ thống nước nóng, các tủ lạnh chạy bằng gas,…
Biến chất thải thành nguyên liệu hữu ích, ứng dụng hầm Biogas giúp chủ đầu tư công trình tiết kiệm chi phí xử lý chất thải trong sản xuất, chăn nuôi.
Chống ô nhiễm môi trường
Việc ứng dụng công nghệ hầm ủ Biogas nhằm mục đích xử lý chất thải, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi đất, nước, không khí. Giảm thiểu các chất khí gây hiệu ứng nhà kính phát sinh từ quá trình sản xuất, chăn nuôi. Hạn chế dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng, năng cao năng suất chăn nuôi.
Công nghệ hầm Biogas HDPE
Hiện nay có rất nhiều loại hầm biogas được phổ biến rộng rãi trên thị trường. Từ hầm sinh khí dạng vòm nắp cố định KT bằng bêtông, đến túi sinh khí bằng nilon, hầm Composite, hầm Biogas VACVINA cải tiến, hầm ủ biogas sử dụng vật liệu màng chống thấm HDPE. Tuy nhiên, hầm biogas HDPE vẫn là lựa chọn được ưa chuộng hàng đầu. Bởi các ưu điểm sau:
Tiết kiệm chi phí
So với hầm ủ bê tông thì giải pháp hầm biogas HDPE có chi phí thấp hơn nhiều. Vì thế không chỉ trong cách dự án chăn nuôi lớn, các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ cũng có thể xây dựng để tận dụng lượng chất thải, tránh ô nhiễm môi trường.
Tuổi thọ hầm cao
Không giống hình thức thi công hầm biogas bằng nilon, tuy có chi phí đầu tư thấp nhưng tuổi thọ ngắn. Hầm biogas HDPE sử dụng màng chống thấm HDPE có độ bền cao, lên đến 25 năm. Giúp kéo dài thời gian sử dụng hầm. Không tốn chi phí bảo trì, sửa chữa như các biện pháp khác.
Khả năng chống thấm và bảo vệ môi trường cao
Với tính năng chống thấm vượt trội, màng HDPE được ứng dụng nhiều trong các công trình yêu cầu khả năng chống thấm cao, được dùng lót đáy, làm màng phủ nổi để tích khí. Tránh ô nhiễm môi trường hiệu quả.
Thi công nhanh chóng
Kỹ thuật lắp đặt hầm biogas HDPE khá đơn giản, thời gian lắp đặt nhanh, dễ khắc phục các sự cố. Hơn hết, công nghệ hầm này có thể thi công trên nhiều địa hình khác nhau, đây là một trong những ưu điểm mà các loại hầm ủ khác không thể thi công được.