Mụn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Mỗi loại mụn khác nhau cần có những cách điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì vậy việc phân biệt các loại mụn khi điều trị là vô cùng quan trọng.
Phân biệt các loại mụn để có cách điều trị phù hợp – Ảnh: thanhnien.vn
Có rất nhiều dạng mụn khác nhau. Không phân biệt được các loại mụn khiến việc điều trị sai lầm, có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Khi gặp các vấn đề về mụn trên da, bệnh nhân nên thăm khám với các bác sĩ Da liễu để có kết luận chính xác nhất.
Các loại mụn thường gặp
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá – nỗi ám ảnh của nhiều người là tình trạng viêm da mãn tính có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Mụn trứng cá có rất nhiều dạng nên dễ bị nhầm lẫn với các loại mụn khác: Mụn trứng cá đầu trắng, đầu đen, mụn nhọt, mụn mủ,…
Mụn trứng cá gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính và có thể tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ở tuổi dậy thì hoặc các giai đoạn thay đổi hormone trong cơ thể. Mụn trứng cá bị nhiễm trùng có thể hình thành mụn bọc, mụn nang nguy hiểm cho làn da.
Dấu hiệu mụn trứng cá |
Mụn trứng cá đầu trắng: Mụn có nhân trắng nhỏ li ti dưới da. Mụn trứng cá đầu đen: Xuất hiện trên bề mặt da và có màu đen do sự oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da. Mụn trứng cá mủ: Nổi cộm trên bề mặt da, sưng đỏ và có mủ trắng ở đầu. Sau khi lấy nhân mụn thường để lại vết thâm. Mụn trứng cá hạch: Nổi rõ trên bề mặt da, sưng đỏ và cứng, gây đau, khó chịu. U nang: Mụn nổi rõ trên da, to, sưng đau và nhiều mủ, có thể để lại sẹo khi lấy nhân mụn. |
Nguyên nhân mụn trứng cá |
Da chết, bã nhờn tích tụ trên da bị vi khuẩn xâm nhập Thay đổi nội tiết tố Trang điểm thường xuyên Căng thẳng, stress Thức khuya, ngủ không đủ giấc Chế độ ăn uống không khoa học Rượu bia, thuốc lá Làm sạch và chăm sóc da sai cách |
Điều trị mụn trứng cá |
Dùng thuốc chứa các hoạt chất: Benzoyl peroxide, Salicylic Acid, Retinoid,… Kháng sinh đường uống Thuốc tránh thai Thuốc kháng khuẩn tại chỗ Isotretinoin |
Phòng mụn trứng cá |
Rửa mặt với sữa rửa mặt hoặc các sản phẩm làm sạch không quá 2 lần/ngày Hạn chế tiếp xúc tay, điện thoại, gối đầu,… hết sức có thể Không chà xát mạnh lên da Rửa sạch tay trước khi chăm sóc da, vệ sinh điện thoại và chăn gối thường xuyên Sử dụng kem chống nắng, tránh tiếp xúc với ánh mặt trời Giữ tâm lý ổn định, không căng thẳng, stress |
Lưu ý:
-
Việc sử dụng thuốc điều trị mụn trứng cá cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ Da liễu vì nhiều loại thuốc có tác dụng phụ không mong muốn.
-
Cần kết việc điều trị bằng thuốc với bác sĩ Da liễu và chăm sóc da tại nhà để có kết quả tốt nhất.
Mụn ẩn
Mụn ẩn ở má hay mụn ẩn ở cằm, trán, mũi là tình trạng khá thường gặp. Mụn ẩn là một dạng của mụn trứng cá, nằm sâu trong da, tệp màu da và khó có thể quan sát được bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi đưa tay sờ hoặc dùng ánh sáng có thể thấy được mụn sần, lộm cộm.
Mụn ẩn dưới da không thường ít được quan tâm do chưa ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ. Tuy nhiên, chăm sóc da đúng cách hoặc tác động xấu từ môi trường có thể khiến mụn ẩn phát triển thành mụn viêm, sưng, mụn bọc.
Dấu hiệu mụn ẩn |
Nằm sau dưới da, không nhân, không viêm Khiến vùng da sần sùi Có màu giống màu da, kích thước nhỏ Mụn thường mọc thành cụm và có xu hướng lan rộng |
Vị trí thường gặp |
Má, trán, cằm, quai hàm, quanh miệng |
Nguyên nhân mụn ẩn |
Rối loạn hormone Lạm dụng hoặc sử dụng mỹ phẩm không đúng cách Vệ sinh da không sạch sẽ Chế độ sinh hoạt không khoa học Tích tụ chất độc, kim loại nặng trong thực phẩm, mỹ phẩm lâu ngày Chức năng giải độc của cơ thể suy giảm |
Điều trị mụn ẩn |
Điều trị bằng phương pháp thiên nhiên: Rau diếp cá, nha đam, mướp đắng,… Dùng thuốc bôi trực tiếp trên da hoặc kháng sinh đường uống Trị mụn ẩn bằng Lase |
Phòng ngừa mụn ẩn |
Giữ vệ sinh cho da sạch sẽ Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học Hạn chế trang điểm, tẩy trang và làm sạch da sau khi trang điểm |
Lưu ý:
-
Không nên tự ý nặn mụn ẩn vì có thể khiến biểu bì da bị tổn thương, vi khuẩn trên tay dễ xâm nhập gây nên viêm nhiễm.
-
Nếu muốn nặn mụn và điều trị, nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ Da liễu để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.
Mụn ẩn có thể phát triển thành mụn viêm, mụn bọc – Ảnh: twitter
Sợi bã nhờn
Sợi bã nhờn thường dễ bị nhầm lẫn với mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng. Thực tế, sợi bã nhờn không phải mụn và không có nhân. Sợi bã nhờn là một thành phần thiết yếu của da và được tạo ra bởi các tuyến bã nhờn.
Dấu hiệu nhận biết sợi bã nhờn |
Nhỏ li ti, hay mọc thành cụm Nặn nhân ra có dạng sợi dài, nhỏ màu trắng (Không phải nhân cứng và ngắn như mụn) Sờ không thấy cứng hay cộm, tương đối mềm mại |
Vị trí thường gặp |
Sợi bã nhờn ở cằm, cánh mũi, nhân trung, đầu mũi |
Nguyên nhân gây ra sợi bã nhờn |
Tuyến bã nhờn tăng tiết dầu gây tắc nghẽn lỗ chân lông |
Điều trị sợi bã nhờn |
Xông hơi cho lỗ chân lông giãn ra sau đó dùng tay ép nhẹ Lột mụn (Không nên áp dụng thường xuyên) |
Phòng ngừa sợi bã nhờn |
Làm sạch da hàng ngày Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ (độ pH khoảng 5.5) để tránh mất cân bằng độ ẩm da Tẩy da chết thường xuyên 1-2 lần/tuần Cung cấp đủ độ ẩm cho da Ngưng hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa dầu cho da mặt Bổ sung các loại dầu lành mạnh cho da thông qua các loại thực phẩm: hạt, mỡ cá, rau màu xanh đậm,… |
Lưu ý:
-
Không nên cố nặn sợi bã nhờn bằng tay hoặc các dụng cụ không vệ sinh khi lỗ chân lông còn khít vì có thể biến nó thành mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm.
-
Sau khi loại bỏ, cần chăm sóc da đúng cách để tránh sợi bã nhờn quay trở lại.
Mụn viêm, mụn bọc
Mụn bọc, mụn viêm là tình trạng mụn sưng viêm, cứng, có chứa mủ màu trắng hoặc vàng bên trong và gây đau nhức. Mụn viêm, mụn bọc điều trị không đúng cách có thể lan rộng hoặc để lại sẹo về sau.
Dấu hiệu mụn bọc |
Thường thấy ở những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như vùng mặt, cổ, lưng, ngực,… Mụn mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm, ăn sâu dưới da Mụn lớn, chứa mủ bên trong Ban đầu mụn cứng, khó vỡ hơn mụn thông thường. Về sau mụn mềm hơn, có thể tự vỡ hoặc do cạy, nặn Mụn gây đau nhức |
Nguyên nhân mụn bọc |
Bít tắc lỗ chân lông Rối loạn hormone Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên Chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý Sử dụng thuốc, mỹ phẩm gây ra mụn bọc |
Điều trị mụn bọc |
Sử dụng thuốc bôi ngoài da: Retinoid, Benzoyl peroxide, Salicylic acid,… Thuốc kháng sinh đường uống Isotretinoin Chú ý chăm sóc và tự điều trị mụn bọc tại nhà |
Phòng tránh mụn bọc |
Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhiều tinh bột dạng đơn và đường, các loại phô mai, kem, váng sữa, caramen,… Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng, stress Dùng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da đảm bảo chất lượng Tẩy trang, rửa mặt và làm sạch da kỹ lưỡng, nhất là khi trang điểm Hạn chế sờ tay, tiếp xúc các vật dụng lên mặt Dưỡng ẩm và chống nắng cho da |
Lưu ý:
-
Tuyệt đối không tự ý nặn mụn bọc để tránh viêm nhiễm, để lại sẹo
-
Nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ Da liễu để điều trị mụn bọc, tránh để tình trạng mụn lan rộng và khó điều trị hơn
Mụn đinh râu
Đinh râu là loại mụn thường gặp ở người trưởng thành. Định râu là căn bệnh nguy hiểm, có thể trở nên trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu mụn định râu |
Là loại mụn nhọt độc, thường mọc quanh miệng Ban đầu là vết sưng đau, sau đó mung mủ và có ngòi đen như đầu đinh Mụn tấy đỏ, sưng và đau nhức buốt, sờ vào thấy nóng Bệnh nhân có thể thấy mệt mỏi, sốt cao li bì > 40 độ, bồn chồn,… |
Nguyên nhân mụn đinh râu |
Do nặn mụn trứng cá gây ra nhiễm trùng Mụn tự nhiên mọc lên bởi từ một vết xước, vết thương hở quanh môi, cằm |
Biến chứng mụn đinh râu |
Lây nhiễm mạnh lan vào các xoang mặt gây viêm, tắc tĩnh mạch xoang dẫn đến nhiễm trùng máu |
Điều trị mụn định râu |
Nếu mụn tự vỡ, dùng bông y tế vô khuẩn thấm dịch, lấy đinh râu ra ngoài sau đó sát trùng bằng cồn iod. Nếu mụn không vỡ và có dấu hiệu nặng hơn, nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám Da liễu để điều trị với bác sĩ. |
Lưu ý:
-
Bệnh nhân không tự nặn, hút, hoặc chườm nóng, chườm lạnh vì có thể dẫn đến nhiễm trùng
-
Nếu mụn tự vỡ, bệnh nhân có thể kết nối với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để tư vấn cách chăm sóc.
-
Mụn không vỡ kèm các biểu hiện sốt, đau, nhức thì bệnh nhân cần đi khám và điều trị ngay để tránh để lại biến chứng.
Mụn đinh râu sưng to gây nguy hiểm – Ảnh: baomoi.vn
Mụn thịt
Mụn thịt là một dạng u lành tính thường gặp ở người trưởng thành. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, mụn thịt lại dễ gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là mụn thịt ở vùng mắt, cổ,…
Dấu hiệu mụn thịt |
Mụn nhỏ, kích thước 1-3mm Có thể mọc riêng lẻ hoặc thành đám Đồng màu với da hoặc hơi ngả vàng Không sưng đau, không viêm Có thể gây ngứa ngáy |
Vị trí thường gặp |
Vùng quanh mắt, trán, gò má, cổ, nách, ngực, bụng, bộ phận sinh dục |
Nguyên nhân mụn thịt |
Rối loạn chuyển hoá dưới da Các collagen và mạch máu bị mắc kẹt bên trong da Cọ sát vào nhiều ở một vùng da |
Điều trị mụn thịt |
Áp dụng các biện pháp thiên nhiên: trà tràm, giấm táo,… Đốt mụn thịt Áp lạnh Thắt bằng chỉ phẫu thuật Cắt bỏ |
Phòng tránh mụn thịt |
Vệ sinh da mặt sạch sẽ Uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp |
Lưu ý:
-
Bệnh nhân không tự ý dùng các vật nhọn để loại bỏ mụn thịt vì có thể gây nhiễm trùng
-
Nên đi khám với bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường: mụn sưng đau, ngứa, mụn lớn, thay đổi màu sắc,…
Điều trị mụn đúng cách
Việc điều trị mụn cần có sự chăm sóc từ bên trong và bên ngoài, kết hợp điều trị tại nhà và thăm khám với các bác sĩ Da liễu khi cần thiết.
Chăm sóc da mụn tại nhà
Khi bị mụn, bạn nên "lắng nghe" làn da để biết da cần gì, từ đó có cách chăm sóc da sao cho phù hợp:
-
Làm sạch da nhẹ nhàng hàng ngày bằng sữa rửa mặt, không nên rửa mặt quá 2 lần/ngày
-
Tẩy tế bào chết thường xuyên để tránh gây bít tắc lỗ chân lông
-
Cấp ẩm đủ cho da để hạn chế sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn
-
Sử dụng kem, gel trị mụn tại những nơi có mụn hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
-
Không tự ý nặn mụn, bóp mụn gây viêm nhiễm
-
Không nên sử dụng mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng. Hạn chế trang điểm, sau khi trang điểm cần làm sạch da kỹ lưỡng
-
Không chạm tay lên mặt, để tóc gọn gàng, thường xuyên vệ sinh điện thoại, chăn gối