Có thể bạn chưa biết, nếu bạn vô tình xử lý những nốt mụn không đúng cách sẽ khiến hình thành nên nốt mụn bọc bị chai cứng. Những nốt mụn này thường ẩn dưới da có nhân to, cứng, chai sần và gây đau nhức trong thời gian dài. Đồng thời, loại mụn này sẽ khó điều trị hơn so với loại mụn khác nếu nó phát triển và ăn sâu vào bên trong cấu trúc da.
Mụn bọc bị chai cứng là gì?
Mụn bọc bị chai cứng là một dạng mụn bọc xuất hiện khá lâu trên gương mặt và trở nên chai lì hơn so với mụn bình thường. Khi quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy những nốt mụn này không nổi lên quá cao hay xẹp xuống và gây cảm giác khó chịu, đau nhức.
Đây được đánh giá là nằm ở mức độ nặng hơn so với những loại mụn bình thường khác. Thông thường, những nốt mụn bọc sẽ tự đẩy nhân mụn ra ngoài sau một thời gian. Nhưng đối với những nhân mụn không được loại bỏ hoàn toàn và ẩn sâu dưới da sẽ hình thành nên mụn bọc bị chai cứng.
Nhân mụn nằm sâu dưới cấu trúc da rất khó để nhìn thấy
Mụn bọc bị chai cứng sẽ có nhân mụn khô cứng hơn và những nốt mụn sẽ chuyển sang màu thâm đen khiến cho làn da trở nên không đều màu. Nếu để lâu mà không điều trị dứt điểm thì có thể sẽ để lại sẹo trên da và gây khó khăn trong việc điều trị.
Ngày nay, với tình trạng môi trường bị ô nhiễm thì làn da trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Theo khảo sát, mụn bọc chai cứng xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau mà không phân biệt tuổi tác.
Nguyên nhân biểu hiện của mụn bọc bị chai cứng
Theo các bác sĩ da liễu, mụn bọc bị chai cứng thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
-
Thường xuyên có thói quen sờ và nặn mụn bừa bãi khi mụn chưa chín dẫn tới bị viêm nhiễm. Khi đó nhân mụn không được đẩy sạch khỏi da sẽ dần trở nên chai lì.
-
Ảnh hưởng bởi các tác động của thời tiết như bụi bẩn, vi khuẩn và gió,… dẫn đến hình thành các nốt mụn bọc.
-
Có chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi chưa hợp lý khiến cho các độc tố bị tích tụ lâu ngày và hình thành nên những nốt mụn bọc.
-
Ngoài ra, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, vi khuẩn cũng như thói quen ăn uống sinh hoạt không phù hợp khiến cho chất độc tích tụ trong mụn và khiến cho mụn bọc bị chai.
Bên cạnh đó, mụn bọc bị chai cứng thường biểu hiện bởi một số đặc điểm sau:
-
Nốt mụn bọc và nhân mụn trở nên cứng dưới lớp bề mặt da.
-
Đầu mụn thường có hình tròn, tương đối nhẵn và chai cứng lại.
-
Đối với giống mụn bọc nói chung sẽ có kích thước lớn, có thể gây đau nhức và xuất hiện mủ vàng trắng.
-
Khi sờ sẽ có cảm giác nhẵn, chai cứng lại, thường nhô lên trên bề mặt da và rất khó nhìn thấy nhân.
Có nên nhổ mụn bọc bị chai cứng không?
Hầu hết các loại mụn bọc hay bất cứ loại mụn nào đều có thể điều trị dứt điểm, chỉ cần bạn biết loại bỏ hết tất cả nhân mụn bên trong da đúng cách thì lỗ chân lông mới được thông thoáng và giúp ngăn ngừa mụn tái phát.
Đối với mụn bọc bị chai cũng vậy, lấy nhân mụn ra sẽ khiến cho chúng không có cơ hội ăn sâu và gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Thế nhưng loại mụn này lại không trồi nhân lên bề mặt, nhất là đối với tình trạng mụn lâu năm. Do đó, bạn cần phải thực hiện thủ thuật mổ mụn bọc bị chai thì mới có thể điều trị dứt điểm.
Thủ thuật này sẽ được bác sĩ sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng tiến hành làm thủng vết sần hay cục u mụn để lấy sạch nhân mụn bên trong. Đối với trường hợp mụn có mủ chứa ổ vi khuẩn thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho thuốc uống để tiêu diệt chúng và lấy nhân mụn ra đúng cách.
Vì vậy, nhổ mụn bọc bị chai chỉ nên thực hiện tại các cơ sở da liễu uy tín và phải được thực hiện trong điều kiện đảm bảo an toàn y khoa. Sau khi hoàn tất việc lấy bỏ nhân mụn thì bạn cũng cần phải đảm bảo vệ sinh và bổ sung các dưỡng chất để da nhanh chóng lành lặn hoặc bôi thuốc ngoài da để trị các vết thâm và sẹo rỗ.
Cách xử lý triệt để mụn bọc bị chai
Bên cạnh việc nặn mụn tại các cơ sở phòng khám chuyên khoa da liễu thì bạn cũng có thể loại bỏ chúng bằng phương pháp dân gian cùng với các nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn và hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số cách điều trị mụn bọc bị chai mà không cần phải nặn như sau:
1. Trị mụn bọc bị chai bằng kem đánh răng
Kem đánh răng không chỉ có công dụng làm sạch răng, bảo vệ răng, giúp mang đến hơi thở thơm mát mà còn được dùng để trị mụn hiệu quả, trong đó có những nốt mụn chai lâu năm nhờ vào thành phần Sodium Pyrophosphate với tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Rửa mặt thật sạch với nước ấm để cho lỗ chân lông được mở rộng và thông thoáng.
-
Bước 2: Lấy 1 lượng kem đánh răng vừa phải để chấm lên các nốt mụn chai cứng.
-
Bước 3: Để yên khoảng 15 phút sau đó rửa mặt lại với nước sạch. Kiên trì áp dụng phương pháp này trong vài ngày liên tục để nốt mụn xẹp đi, giúp đẩy cồi mụn ra ngoài.
2. Điều trị mụn bọc bị chai bằng tỏi tươi
Bên cạnh được dùng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, tỏi còn được biết đến với công dụng điều trị mụn. Hoạt chất có trong tỏi có tác dụng chống viêm sưng và giúp cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn trên da.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Làm sạch da mặt bằng nước ấm giúp cho lỗ chân lông giãn nở và thông thoáng.
-
Bước 2: Tỏi sau khi bóc vỏ và giã nát thì đắp trực tiếp lên những nốt mụn bị chai cứng.
-
Bước 3: Sau 10 phút thì chỉ cần rửa mặt lại với nước ấm.
Lưu ý: Đối với làn da nhạy cảm thì tốt nhất nên pha một ít nước ấm vào tỏi đã giã nát rồi đắp lên da.
3. Trị mụn bọc bị chai bằng rau diếp cá
Diếp cá là loại rau có tính mát vô cùng có lợi cho nội tiết cơ thể nhờ vào khả năng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da và giảm thâm hiệu quả.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Rau diếp cá rửa sạch và đem xay nhuyễn.
-
Bước 2: Sau đó chắt lấy nước cốt, bỏ phần bã và dùng nước bôi lên vùng da bị mụn.
-
Bước 3: Chờ khoảng 20 phút thì rửa mặt bằng nước sạch. Thực hiện cách này mỗi tuần 3 lần để cải thiện tình trạng da mụn.
Nhờ vào khả năng kháng khuẩn mà diếp cá hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả
4. Trị mụn bọc bị chai bằng hoa Violet
Trong Đông y, hoa Violet thường được sử dụng để làm thành các bài thuốc trị đau đầu, say rượu hoặc mất ngủ. Bên cạnh đó, loại hoa này còn được biết đến với công dụng trị mụn bị chai lâu ngày khá hữu hiệu.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Cho khoảng 30g hoa Violet dun sôi cùng với 100ml nước sạch trong khoảng 10 phút.
-
Bước 2: Sau khi sôi thì chia lượng nước thu được làm thành 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước này để thoa lên vùng da bị mụn để làm tăng tính hiệu quả.
5. Trị mụn bọc bị chai bằng cà chua
Trong quả cà chua có chứa nhiều collagen giúp da trở nên đàn hồi và căng da một cách hiệu quả. Sử dụng cà chua để chữa mụn bọc chai cứng sẽ giúp thúc đẩy tế bào mới phát triển và giúp loại bỏ đi các tế bào xấu do mụn để lại.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Cà chua sau khi rửa sạch thì gọt vỏ và cho vào máy xay để xay nhuyễn.
-
Bước 2: Dùng mặt nạ giấy nén cho vào nước cà chua vừa xay và đắp lên da mặt khoảng 15 – 20 phút.
-
Bước 3: Rửa mặt lại với nước ấm. Sử dụng cách này mỗi tuần 3 lần vừa giúp dưỡng da vừa chống mụn khá hiệu quả.
6. Trị mụn bọc bị chai bằng bia tươi
Có thể bạn chưa biết, bia tươi không chỉ là đồ uống ưa thích của nam giới mà nó còn được sử dụng để điều trị mụn bọc hiệu quả.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Cho khoảng 1/4 cốc bia tươi trộn đều với sữa chua không đường để tạo thành hỗn hợp nhão.
-
Bước 2: Sau khi vệ sinh da mặt thì đắp hỗn hợp lên da khoảng 15 – 20 phút.
-
Bước 3: Rửa sạch mặt bằng nước ấm và nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao.
Hướng dẫn lấy nhân mụn bọc bị chai tại nhà
Ngoài những phương pháp điều trị trên, bạn cũng có thể tự thực hiện lấy nhân mụn bị chai cứng thông qua 5 bước sau đây:
-
Bước 1: Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trước khi tiến hành nặn mụn.
-
Bước 2: Xông hơi để mở rộng lỗ chân lông bằng cách chuẩn bị 1 bát nước nóng, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu trà xanh. Sau đó dùng khăn trùm kín đầu và cúi mặt cách bát nước nóng khoảng 30cm. Thực hiện xông hơi trong vòng 7 – 10 phút thì thấm khô bằng khăn mềm sạch.
-
Bước 3: Quấn miếng gạc sạch vào ngón tay thực hiện nặn mụn để tránh gây nhiễm trùng da.
-
Bước 4: Tiến hành nặn mụn bằng cách sử dụng 2 đầu ngón tay ấn nhẹ xung quanh vùng mụn để cho cồi mụn dần trồi lên. Nên thực hiện thao tác này một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các vùng da xung quanh.
-
Bước 5: Sau khi đẩy hết cồi mụn thì lau sạch vùng da bằng nước muối sinh lý. Đến khi vùng da se khít lại, bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc nha đam để thoa lên vùng da vừa nặn và tránh để lại sẹo.
Đeo gạc vào tay để tránh nhiễm khuẩn khi tiến hành nặn mụn
Có thể thấy rằng, mụn bọc bị chai cứng là nguyên nhân khiến cho da của bạn trở nên kém sắc và nhiều sẹo. Do đó, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì cách xử lý hiệu quả nhất là nên đến các cơ sở da liễu để được thăm khám và lấy sạch nhân mụn ra khỏi da. Đồng thời, cần chăm sóc da bằng các biện pháp chống nắng và dưỡng ẩm để bảo vệ da trong suốt thời gian thực hiện.