Nhạt miệng, không có hứng thú với đồ ăn và thường xuyên cảm thấy buồn nôn, chóng mặt là một trong những biểu hiện sớm của giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, nhạt miệng là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan. Vậy thì, nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai hay chỉ là triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn cùng iPREG nhé.
Xem thêm: Cách tính ngày quan hệ an toàn để mang thai và tránh thai hiệu quả
Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai?
Nhạt miệng kèm theo cảm giác chán ăn, sợ mùi thức ăn, buồn nôn, chậm kinh,… là những dấu hiệu mang thai sớm mẹ không nên bỏ qua. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, lượng estrogen tiết ra nhiều hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác của chị em. Bởi đây là nội tiết tố quan trọng cho việc tiếp nhận hương vị của cơ thể.
Ngoài ra, nếu cơ thể xuất hiện thêm những triệu chứng dưới đây thì tỷ lệ mang thai là rất cao:
- Chậm kinh: Dấu hiệu giúp chị em nhận biết mình mang thai đầu tiên chính là chậm kinh. Nguyên nhân là do trứng gặp tinh trùng để thụ thai khiến cơ thể tiết ra một loại hormone gây ức chế chu kỳ kinh nguyệt. Đó chính là HCG.
- Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn, khó chịu khi ngửi mùi thức ăn có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc cả ngày tùy vào cơ địa của từng người. Theo nghiên cứu, có đến 50% chị em buồn nôn, ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này sẽ biến mất khi thai nhi lớn hơn và ổn định hơn trong tử cung của mẹ.
- Căng tức ngực: Vòng 1 của chị em sẽ có những thay đổi đáng kể như căng tức, ngứa, sậm màu, thay đổi kích thích lớn hơn…
- Âm đạo tiết dịch màu hồng: Giai đoạn đầu thai kỳ, âm đạo sẽ tiết ra dịch có lẫn một ít máu và có màu hồng, khác với máu của chu kỳ kinh nguyệt.
- Tâm lý thay đổi: Mẹ bỗng nhiên cảm thấy bực bội, khó chịu, cáu gắt không rõ lý do hoặc cơ thể mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Mặc dù trước đây mẹ rất thích đồ ngọt nhưng ở thời điểm hiện tại, mẹ không còn hứng thú và có cảm giác thèm chua, thích ăn những món ăn có vị chua thì khả năng cao là mẹ đã có tin vui.
Tuy nhiên cũng không thể khẳng định 100% nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai hay không? Bởi, nhạt miệng cũng là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Nhạt miệng là dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa
Nhạt miệng không chỉ ảnh hưởng đến vị giác mà còn là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan gồm:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Viêm nhiễm đường ruột.
- Bệnh kiết lỵ.
- Nhiễm trùng nấm men đường ruột.
Những căn bệnh này cần được xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời để giảm tình trạng nhạt miệng, mệt mỏi và kích thích vị giác của người bệnh.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng nhạt miệng?
Dù là nhạt miệng do mang thai hay do bệnh lý thì bạn cũng nên thực hiện một số mẹo dưới đây để cải thiện tình trạng:
- Mẹo chữa nhạt miệng khi mang thai: Vệ sinh răng miệng thường xuyên, bổ sung một số loại trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi, mâm xôi, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý và lựa chọn những thực phẩm theo sở thích của từng người.
- Những thực phẩm nên ăn khi bị nhạt miệng: Một số thực phẩm tốt cho người bị nhạt miệng gồm hạnh nhân, bí đỏ, ô mai, đậu đỏ, trái cây giàu vitamin C,…
- Thực phẩm nên tránh: Đồ ăn cay nóng, thực phẩm có nhiều đường và chất béo bão hòa, đồ uống có chất kích thích, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai hay không và những mẹo giúp bạn kích thích vị giác tốt nhất để bạn tham khảo. iPREG hi vọng bạn sẽ có đầy đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe và thích nghi với những thay đổi của cơ thể tốt nhất.